Toà nhà 34T, Hoàng Đạo Thuý, KĐT Trung Hoà Nhân Chính, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Hotline : 024 6658 5265

Tin tức Bảo vệ quyền Sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử đối với doanh nghiệp

1. Khái niệm:

Bảo vệ quyền Sở hữu trí tuệ (Sau đây gọi tắt là “SHTT”) trong Thương mại điện tử (Sau đây gọi tắt là “TMĐT”) là việc các chủ thể quyền SHTT bằng khả năng và chi phí của mình và cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thông qua hệ thống pháp luật, áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn, suy giảm và chấm dứt hành vi xâm phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể quyền SHTT từ một bên thứ ba trong hoạt động TMĐT.

2. Các biện pháp bảo vệ quyền SHTT trong TMĐT

Theo luật SHTT Việt Nam 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2019, các biện pháp bảo vệ quyền SHTT trong thương mại điện tử bao gồm:

- Biện pháp dân sự

- Biện pháp hành chính

- Biện pháp hình sự

- Các biện pháp tự bảo vệ

Trong đó, các biện pháp tự bảo vệ có thể là:

- Áp dụng các biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền SHTT.

- Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại.

- Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

- Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Biện pháp tự bảo vệ là biện pháp được khuyến khích áp dụng bởi sẽ giảm thiểu các tranh chấp đối đầu giữa các bên.

3. Pháp luật về bảo vệ quyền tác giả SHTT trong TMĐT

3.1. Các điều ước quốc tế

Hiệp định TRIPS: Hiệp định TRIPS quy định các tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu đối với việc bảo hộ quyền SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng. Hiệp định này có hiệu lực vào thời điểm Việt Nam là thành viên của WTO.

Hiệp ước WCT: Hiệp ước của WIPO về quyền tác giả đã đưa ra hướng dẫn về việc áp dụng quyền sao chép được quy định tại Điều 9 Công ước Berne và các ngoại lệ sẽ được áp dụng hoàn toàn trong môi trường kĩ thuật số.

Hiệp định CPTPP- Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương : Các tiến triển pháp lý nhằm bảo hộ quyền tác giả trong môi trường TMĐT được thể hiện qua một số điều khoản như Điều 18.59 (xác định rõ phạm vi quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng); Điều 18.69 (trách nhiệm đối với hành vi dỡ bỏ, sửa đổi hoặc tạo điều kiện cho việc dỡ bỏ, sửa đổi quyền thông tin quản lý) và các cam kết liên quan đến thực thi quyền SHTT được quy định từ Điều 18.71 đến Điều 18.81.

3.2. Pháp luật Việt Nam

TMĐT ở Việt Nam đã có được hạ tầng cơ bản và đã lan truyền tới tất cả các tỉnh trên cả nước và có mức tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây bằng việc ban hành Luật Giao dịch điện tử năm 2005, Luật Công nghệ thông tin năm 2006, Luật SHTT Việt Nam 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2019, các nghị định và văn bản dưới luật.

4. Pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trong thương mại điện tử

4.1. Pháp luật quốc tế

Chính sách giải quyết tranh chấp tên miền thống nhất- UDRP: quy trình của UDRP cho phép chủ sở hữu nhãn hiệu giải quyết các trường hợp đăng kí tên miền lạm dụng mà không cần đến tòa án quốc gia.

Ở EU và Hoa Kì cũng đã ban hành các đạo luật bảo vệ quyền SHTT với đối tượng là nhãn hiệu trong TMĐT.

4.2. Pháp luật Việt Nam

Các quy định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trong TMĐT được quy định trong Luật SHTT Việt Nam 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2019 và các Nghị định liên quan.

Đặt Lịch Hẹn

Quý khách vui lòng chọn lịch hẹn