Toà nhà 34T, Hoàng Đạo Thuý, KĐT Trung Hoà Nhân Chính, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Hotline : 024 6658 5265

Tin tức Các phương thức để cổ đông “rút vốn” ra khỏi công ty cổ phần

Căn cứ pháp lý: Luật doanh nghiệp năm 2020

Quy định của pháp luật về phần vốn góp của cổ đông trong công ty cổ phần

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ đông không được rút phần vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. Như vậy, có thể nói rằng cách duy nhất để cổ đông “rút vốn” ra khỏi công ty cổ phần là cổ đông đó phải tìm được người mua lại cổ phần của mình tại công ty. Người đó có thể là chính Công ty khi cổ đông yêu cầu Công ty mua lại cổ phần, là cổ đông khác trong cùng công ty hoặc là người khác không phải cổ đông trong công ty.

Yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp

Khoản 1 Điều 129 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định:

- Khi cổ đông biểu quyết phản đối về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi thẩm quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty thì có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình, hoặc

- Công ty mua lại cổ phần của cổ đông theo yêu cầu của công ty.

Hình thức thực hiện: Yêu cầu này phải được lập thành văn bản với các nội dung sau: tên, địa chỉ của cổ đông, số lượng cổ phần từng loại, giá dự định bán, lý do yêu cầu công ty mua lại.

Thời hạn:

- Trong vòng 10 ngày kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết thì cổ đông yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình phải gửi yêu cầu đến công ty.

- Trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu trên, công ty phải mua lại cổ phần của cổ đông có yêu cầu với giá thị trường hoặc giá được tính theo nguyên tắc được quy định trong điều lệ công ty. Trường hợp không thỏa thuận được về giá thì các bên có thể yêu cầu một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Công ty giới thiệu ít nhất 03 tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp để cổ đông lựa chọn và lựa chọn đó là quyết định cuối cùng.

Cổ đông chuyển nhượng cổ phần cho người khác:

§ Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020; cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình; trừ trường hợp quy định về cổ đông sáng lập hoặc Điều lệ công ty có quy định; hạn chế chuyển nhượng cổ phần.

§ Cổ đông thực hiện việc rút vốn một phần bằng cách chuyển nhượng; một phần cổ phần hoặc rút vốn toàn bộ; bằng cách chuyển nhượng toàn bộ cổ phần cho cổ đông khác; đáp ứng điều kiện về cổ đông sáng lập hoặc cổ đông phổ thông.

§ Sau thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được thành lập theo như đăng ký kinh doanh, thì các hạn chế về chuyển nhượng cổ phần của cô đông sáng lập được gỡ bỏ. Cổ đông có thể tự do chuyển nhượng cho người khác hoặc cổ đông bất kì của công ty.

Một số lưu ý về hợp đồng chuyển nhượng cổ phần:

§ Tư cách pháp lý của các bên: Các bên (công ty cổ phần, bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng) phải có tư cách pháp lý hợp pháp và hoạt động hợp pháp. Để đảm bảo yếu tố này, đi kèm hợp đồng chuyển nhượng là các giấy tờ chứng minh sự thành lập hợp pháp và giấy ủy quyền để ký kết hợp đồng.

Các hợp đồng lớn của công ty cổ phần: Đây là một vấn đề này quan trọng vì bên nhận chuyển nhượng, khi mua lại cổ phần, thường quan tâm đến cổ tức, mà cổ tức chỉ được chi trả sau khi công ty đã thanh toán xong các khoản nợ đến hạn. Giả sử công ty cổ phần đó ký kết các hợp đồng có giá trị lớn với các bên thứ ba khác thì bên nhận chuyển nhượng nên lưu tâm đến các hợp đồng này vì chúng sẽ ảnh hưởng đến việc tìm kiếm lợi nhuận

Đặt Lịch Hẹn

Quý khách vui lòng chọn lịch hẹn