Toà nhà 34T, Hoàng Đạo Thuý, KĐT Trung Hoà Nhân Chính, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Hotline : 024 6658 5265

Tin tức Cơ chế hết quyền Sở hữu trí tuệ trong Hiệp định TRIPS

1. Cơ chế hết quyền SHTT

Cơ chế hết quyền SHTT bắt nguồn từ thuyết hết quyền, khi sản phẩm mang đối tượng SHTT được đưa ra thị trường bởi chính chủ thể nắm giữ quyền SHTT hoặc với sự đồng ý của chủ thể này, chủ thể nắm giữ quyền SHTT không còn quyền kiểm soát đối với việc phân phối và khai thác thương mại sản phẩm Các hành vi thương mại như sử dụng, bán, đề nghị bán, cất giữ để bán, cho thuê hoặc các hành vi phi thương mại như tặng, cho mượn sản phẩm mang đối tượng SHTT được bảo hộ của chủ thể khác không bị coi là xâm phạm quyền SHTT.

Có ba cơ chế hết quyền: cơ chế hết quyền quốc gia, cơ chế hết quyền khu vực và cơ chế hết quyền quốc tế.

2. Những quy định của Hiệp định TRIPS về cơ chế hết quyền SHTT

Trong Hiệp định TRIPS, những vấn đề liên quan đến hết quyền SHTT không chỉ được quy định ở Điều 6 mà còn được đề cập trong một số quy định khác như Điều 16, Điều 26, Điều 28 và Điều 51.

Hiệp định TRIPS không quy định một cơ chế hết quyền SHTT cụ thể và yêu cầu các nước thành viên WTO phải áp dụng. Điều 6 Hiệp định TRIPS quy định như sau: “Nhằm mục đích giải quyết tranh chấp theo Hiệp định này, phù hợp với quy định của các Điều 3 và 4, không được sử dụng một quy định nào trong Hiệp định này để đề cập đến hết quyền SHTT”. Quy định này không ngăn cấm các nước thành viên trong việc lựa chọn cơ chế hết quyền. Mỗi nước thành viên có quyền tự do trong việc xây dựng pháp luật điều chỉnh vấn đề hết quyền SHTT.

Điều 28 của TRIPS được xem xét trong mối quan hệ với chú thích quan trọng của nó được hiểu là: hết quyền là vấn đề thuộc về mỗi quốc gia, tuy vậy, các nước thành viên WTO có thể thừa nhận cơ chế hết quyền quốc tế bằng cách tham chiếu đến Điều 6. Điều 28 cho phép chủ sở hữu sáng chế quyền ngăn chặn nhập khẩu hàng hoá được bảo hộ sáng chế không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhưng không quy định sự đồng ý được xác định như thế nào.

Đặc biệt, tuyên bố Doha về Hiệp định TRIPS và sức khỏe cộng đồng đã chỉ rõ rằng Hiệp định TRIPS trao cho các nước thành viên WTO quyền quyết định về cơ chế hết quyền.

Vào thời điểm Hiệp định TRIPS được thiết lập, các nước thành viên của Hiệp định chung về Thuế quan và thương mại (GATT) áp dụng các nguyên tắc hết quyền khác nhau. Từ khi Hiệp định có hiệu lực, các nước vẫn tiếp tục thừa nhận và áp dụng những chính sách hết quyền khác nhau. Do đó, lập luận Hiệp định TRIPS áp đặt một cơ chế hết quyền cụ thể cho các thành viên WTO không hợp lý từ thực tiễn và lịch sử đàm phán Hiệp định TRIPS.

Đặt Lịch Hẹn

Quý khách vui lòng chọn lịch hẹn