Toà nhà 34T, Hoàng Đạo Thuý, KĐT Trung Hoà Nhân Chính, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Hotline : 024 6658 5265

Tin tức Công nhận và thi hành bản án/quyết định của tòa án nước ngoài theo các Điều ước quốc tế

Việc theo đuổi các điều ước về công nhận và thi hành các bản án/quyết định của toà án nước ngoài được một số nước cho là có kết quả. Tuy nhiên, có rất ít các điều ước như vậy được thực hiện. Ví dụ, Hoa Kỳ không kí kết bất kì điều ước nào như vậy, và nhiều nỗ lực để kí kết các thoả thuận như vậy với Hoa Kỳ đã không thành công. Chỉ có rất ít nước tham gia vào rất ít những điều ước như vậy và cũng chỉ có rất ít các điều ước đa phương về công nhận bản án/quyết định của toà án nước ngoài. Đó là hai công ước của EU; Công ước liên Mỹ về quyền tài phán ở phạm vi quốc tế đối với hiệu lực trị ngoại lãnh thổ của bản án/quyết định của toà án nước ngoài; và ba công ước về thu hồi tiền trợ cấp nuôi con ở nước ngoài. Nỗ lực được nói đến gần đây của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế nhằm thông qua một công ước đa phương về công nhận lẫn nhau đối với các bản án/quyết định cũng đã thất bại. Tuy nhiên, cũng cần thiết phải đề cập đến một số nội dung của Công ước này để hiểu được những nỗ lực quốc tế trong vấn đề này.

A. Công ước La Haye về thoả thuận chọn toà án

Công ước này được coi là đối tác về giải quyết tranh chấp thông qua toà án với Công ước New York, được ban hành vào ngày 30/6/2005. Hội nghị đã công bố báo cáo giải thích về Công ước này vào tháng 9/2007. Sẽ không bao giờ có thể đạt được một hiệp định đa phương toàn cầu, do có sự khác biệt về luật nội dung và luật tố tụng và văn hoá pháp lí giữa các nước. Khác với trọng tài thương mại, toà án được coi như là sự thể hiện chủ quyền quốc gia và các chính phủ rất khó có thể thoả hiệp, ngay cả khi các chính phủ có nhu cầu hợp tác nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

B. Công ước Brussels và Công ước Lugano

Hiện nay, có hai loại thủ tục về công nhận và thi hành bản án/quyết định của toà án nước ngoài, tùy thuộc vào việc bản án/quyết định được tuyên ở nước nào. Nếu bản án/quyết định được tuyên bởi toà án một nước thành viên EC/EFTA về dân sự hoặc thương mại, khi đó vấn đề này sẽ hoàn toàn do Luật về quyền tài phán và bản án dân sự năm 1982 và năm 1991 điều chỉnh (‘CJJA’). Tuy nhiên, nếu phán quyết được tuyên ở nước không phải thành viên EC/EFTA, thì các quy định truyền thống sẽ được áp dụng. Vấn đề trở nên phức tạp hơn, khi có đến ba loại quy định truyền thống điều chỉnh vấn đề này. Loại quy định thứ nhất điều chỉnh việc công nhận bản án/quyết định của toà án các nước thành viên Khối thịnh vượng chung (‘Commonwealth’) trên cơ sở áp dụng Luật về quản lí tư pháp 1920 (The Administration of Justice Act 1920) (viết tắt là Luật AJA 1920). Loại quy định thứ hai áp dụng đối với bản án/quyết định của toà án các nước có thoả thuận áp dụng nguyên tắc có đi có lại với Anh Quốc trên cơ sở Luật về bản án của toà án nước ngoài (thi hành có đi có lại) 1933 (Foreign Judgments (Reciprocal Enforcement) Act 1933) (viết tắt là Luật FJA 1933). Và loại thủ tục thứ ba là các quy định common law áp dụng đối với bản án của toà án các nước còn lại.

Đặt Lịch Hẹn

Quý khách vui lòng chọn lịch hẹn