Toà nhà 34T, Hoàng Đạo Thuý, KĐT Trung Hoà Nhân Chính, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Hotline : 024 6658 5265

Tin tức Điều kiện, thủ tục tái thẩm bản án dân sự

Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó.

Trên thực tế, có nhiều trường hợp sau khi bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật mới phát hiện được những tình tiết có ý nghĩa quan trọng đối với việc giải quyết vụ án nhưng lúc ra bản án, quyết định, các đương sự và tòa án đã không thể biết được. Do mới phát hiện được những tình tiết của vụ án mà trước đó các đương sự và tọà án đã không biết được làm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án trở nên không phù hợp với thực tế khách quan của vụ án. Đối với những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật này vẫn cần phải được xét lại. Khi phát hiện được những tình tiết mới, người có thẩm quyền của tòa án cấp trên, viện kiểm sát cấp trên có quyền kháng nghị yêu cầu tòa án có thẩm quyền xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án. Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật trong trường hợp này được gọi là thủ tục tái thẩm.

Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm

Theo quy định tại Điều 352 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:

- Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án;

- Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ;

- Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật;

- Bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Tòa án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị hủy bỏ.

Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm: 01 năm, kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm quy định tại Điều 352 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Thủ tục nhận đơn đề nghị xem xét theo thủ tục xét xử tái thẩm vụ án dân sự:

Tòa án, Viện kiểm sát nhận đơn đề nghị tái thẩm vụ án trực tiếp tại Tòa án hay Viện kiểm sát, hoặc qua đường bưu điện. Khi Tòa hoặc Viện nhận đơn thì các cơ quan này có trách nhiệm ghi vào sổ đồng thời cấp giấy xác nhận là đã nhận đơn.

Chỉ các đơn yêu cầu tái thẩm có đủ nội dung theo quy định thì mới được thụ lý, nếu không đủ nội dung thì cơ quan chức năng yêu cầu bổ sung sửa đổi, thời hạn bổ sung sửa đổi là một tháng.

Đơn đề nghị tái thẩm phải có các nội dung chính như ngày tháng năm, tên, địa chỉ của người đề nghị, tên bản án đề nghị tái thẩm, lý do đề nghị tái thẩm, phần chữ ký của người đề nghị. Kèm theo đơn phải có bản án hay quyết định yêu cầu tái thẩm và các chứng cứ, tài liệu làm căn cứ đề nghị tái thẩm vụ án.

Các thủ tục tiếp theo sau khi nhận đơn đề nghị xét xử tái thẩm vụ án dân sự:

Sau khi nhận đơn đề nghị tái thẩm, cơ quan có thẩm quyền sẽ xử lý đơn theo trình tự thủ tục do pháp luật quy định. Các công việc có thể thực hiện là:

- Bổ sung, xác minh tài liệu, chứng cứ:

- Hoãn, tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật:

- Thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị tái thẩm:

- Gửi quyết định kháng nghị tái thẩm:

- Mở phiên tòa tái thẩm. Hội đồng xét xử tái thẩm có thể quyết định không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án hoặc quyết định hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại hoặc quyết định hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án.

Đặt Lịch Hẹn

Quý khách vui lòng chọn lịch hẹn