Toà nhà 34T, Hoàng Đạo Thuý, KĐT Trung Hoà Nhân Chính, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Hotline : 024 6658 5265

Tin tức Khái quát về các hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc

Hai nước đã kí kết trên 50 hiệp định, đặt cơ sở pháp lí cho quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai nước, trong đó có các hiệp định tạo hành lang pháp lí cơ bản cho quan hệ thương mại hai nước, như Hiệp định thương mại; Hiệp định mua bán hàng hoá tại vùng biên giới; Hiệp định hợp tác du lịch; Hiệp định về thành lập Uỷ ban hợp tác kinh tế; Hiệp định thanh toán; các hiệp định về giao thông, vận tải đường sắt, đường bộ, đường hàng không. Từ tháng 02/2002, Trung Quốc đã dành cho Việt Nam đối xử MFN về thuế suất đối với hàng xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường xuất khẩu vào thị trường đầy tiềm năng này.

Trong quan hệ hợp tác thương mại song phương, Việt Nam và Trung Quốc đã kí kết một số hiệp định điều chỉnh quan hệ thương mại biên giới, như: Hiệp định mậu dịch Việt Nam-Trung Quốc 1991; Hiệp định về mua bán hàng hoá ở vùng biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc 1998; Hiệp định về lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật Việt Nam-Trung Quốc 2007, … Năm 2016, hai bên tái ký kết Hiệp định thương mại biên giới Việt Trung. Ngoài ra, hai nước còn ký kết nhiều hiệp định quan trọng khác như: Hiệp định đầu tư song phương Việt Nam-Trung Quốc 1992, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần 1995. Ngày 11/11/2006, hai bên ký kết Thỏa thuận thành lập Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt NamTrung Quốc.

Năm 2017, hai nước đã nhất trí tiếp tục mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại thông qua tiếp tục kí kết ‘Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế-thương mại Việt-Trung giai đoạn 2017-2021’. Quy hoạch này sẽ tạo xung lực mới cho hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước. Mục tiêu chủ yếu của quy hoạch là tiếp tục mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác kinh tế-thương mại Việt Nam-Trung Quốc, đồng thời làm phong phú thêm nội dung hợp tác, tạo ra phương thức hợp tác mới; nghiên cứu những biện pháp nhằm giảm mức độ mất cân bằng trong cán cân thương mại giữa hai nước. Theo thoả thuận được kí kết, hai bên xác định 7 lĩnh vực hợp tác trọng điểm, bao gồm: (i) Nông nghiệp và nghề cá; (ii) Giao thông-vận tải; (iii) Năng lượng; (iv) Khoáng sản; (v) Công nghiệp chế tạo và công nghiệp phụ trợ; (vi) Dịch vụ; và (vii) Hợp tác ‘Hai hành lang, một vành đai kinh tế’.

Trong số các hiệp định song phương được ký kết trong thời gian gần đây (tháng 01/2017) phải kể đến:

- Hiệp định khung hợp tác cửa khẩu biên giới đất liền giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc. - Bản ghi nhớ về hợp tác triển khai viện trợ không hoàn lại chuyên về lĩnh vực y tế công cộng giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam với Bộ Thương mại Trung Quốc.

- Bản ghi nhớ giữa Bộ Công thương Việt Nam và Tổng cục Giám sát chất lượng, kiểm nghiệm kiểm dịch quốc gia Trung Quốc về việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hàng rào kỹ thuật thương mại.

- Thỏa thuận hợp tác thả giống nuôi trồng nguồn lợi thủy sinh khu vực Vịnh Bắc Bộ Việt Nam - Trung Quốc.

- Kế hoạch hợp tác du lịch Việt Nam-Trung Quốc giai đoạn 2017-2019.

- Biên bản ghi nhớ giữa Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Trung Quốc về việc hợp tác tài trợ dự án và cho vay song phương trung, dài hạn giai đoạn 2017-2019.


Đặt Lịch Hẹn

Quý khách vui lòng chọn lịch hẹn