Khái niệm | Đất lâm nghiệp là một loại đất nằm trong nhóm đất nông nghiệp gồm đất có rừng tự nhiên, đất rừng trồng, đất khoanh nuôi tu bổ tái sinh phục hồi rừng, nuôi dưỡng làm giàu rừng, nghiên cứu thí nghiệm về rừng. | Đất nông nghiệp là loại đất được Nhà nước giao cho người dân để phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp, bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng,.. Là tư liệu sản xuất chủ yếu vừa là tài liệu lao động vừa là đối tượng lao động, đặc biệt không thể thay thế của ngành nông - lâm nghiệp. | Đất vườn hay đất thổ vườn là bao gồm phần đất trồng cây lâu năm hoặc cây hàng năm và cả đất ở (đất thổ cư) trong cùng một thửa. |
Phân loại | Theo quy định của Luật đất đai, đất rừng được chia thành 3 loại, đó là - Đất rừng sản xuất; - Đất rừng phòng hộ; - Đất rừng đặc dụng. | Theo khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2014. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây: - Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác; - Đất trồng cây lâu năm; - Đất rừng sản xuất; - Đất rừng phòng hộ; - Đất rừng đặc dụng; - Đất nuôi trồng thủy sản; - Đất làm muối; - Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh; | Đất vườn là loại đất có thể liền kề hoặc cùng thửa với đất thổ cư hoặc có thể được tách thửa riêng. Đất vườn chỉ có thể sử dụng với mục đích trồng cây lâu năm, cây hoa màu. |
Mục đích sử dụng đất | Mỗi một loại đất rừng đều được xác định với các mục đích khác nhau. Trong khi việc giao và cho thuê đất rừng sản xuất với cơ chế thoáng và kêu gọi mọi cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư khai thác sử dụng hợp lí đất rừng thì đối với rừng phòng hộ và rừng đặc dụng chủ yếu giao hoặc cho thuê là các tổ chức kinh tế có chức năng quản lí nguồn tài nguyên rừng mà không cho thuê đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Phần lớn các rừng phòng hộ và rừng đặc dụng đều ở nơi xung yếu, có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng, là nơi lưu giữ nguồn gen động thực vật rừng quý hiếm gắn với nhiều di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh. Bởi vậy, việc khai thác sử dụng vốn đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng chỉ giao cho các ban quản lí rừng, các doanh nghiệp quản lí và phần nào giao khoán cho hộ gia đình, cá nhân sống trong các khu vực có rừng. | Đất nông nghiệp có mục đích chính là để sản xuất các sản phẩm nông – lâm – ngư nghiệp và các công trình liên quan phục vụ quá trình sản xuất theo quy định của pháp luật. Đất nông nghiệp cũng bao gồm cả đất lâm nghiệp nhưng không bao gồm đất vườn. | Đất ở và đất vườn là hai loại đất có mục đích khác nhau. Đất ở là đất dùng để xây dựng nhà kiên cố. Đất ở có thể dùng để trồng trọt, làm vườn nếu chủ sở hữu chưa muốn xây dựng nhà. Đất vườn là loại đất có thể liền kề hoặc cùng thửa vơi đất thổ cư hoặc được tách thửa riêng. Đất vườn chỉ có thể sử dụng với mục đích trồng cây hoa màu, cây lâu năm. Nếu muốn xây nhà thì cần phải làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại Điều 57 Luật đất đai 2013. Ngoài ra, đất vườn cũng chưa được xác định là đất nông nghiệp hay đất phi nông nghiệp. |
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất | Theo điểm a, b, c khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai năm 2013, các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, gồm: - Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối; - Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm; - Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp; | Theo khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai năm 2013, các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, gồm: - Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối; - Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm; - Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp; - Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp; | Theo khoản 1 Điều 103 Luật đất đai 2013 - Đất vườn, ao của hộ gia đình, cá nhân được xác định là đất ở phải trong cùng một thửa đất đang có nhà ở. - Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành trước ngày 01 tháng 7 năm 2004, thì thực hiện xác định mục đích sử dụng đất theo các quy định cụ thể tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều 103 Luật đất đai 2013. Phần diện tích đất vườn, ao còn lại sau khi đã xác định diện tích đất ở theo các quy định trên thì được xác định sử dụng vào mục đích hiện trạng đang sử dụng theo loại đất nông nghiệp cụ thể quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật đất đai 2013. |