Toà nhà 34T, Hoàng Đạo Thuý, KĐT Trung Hoà Nhân Chính, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Hotline : 024 6658 5265

Tin tức Tiêu chí lựa chọn án lệ và quy trình thông qua án lệ tại Việt Nam

Việt Nam là một trong những quốc gia theo hệ thống pháp luật chủ nghĩa, chịu ảnh hưởng gián tiếp từ pháp luật La Mã và quá trình xích lại gần nhau của các hệ thống pháp luật trên thế giới. Ngày 18/6/2019 Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ ra đời. Đánh dấu thời điểm án lệ chính thức được thừa nhận là một trong các nguồn luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Tiêu chí lựa chọn án lệ

Căn cứ Điều 2 Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP, án lệ được lựa chọn phải đáp ứng các tiêu chí sau:

“1. Có giá trị làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau, phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng trong một vụ việc cụ thể hoặc thể hiện lẽ công bằng đối với những vấn đề chưa có điều luật quy định cụ thể;

2. Có tính chuẩn mực;

3. Có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.”

Quá trình công bố án lệ diễn ra như sau:

1. Đề xuất bản án, quyết định để phát triển thành án lệ (Điều 3 Nghị quyết 04/2019/NĐ-CP):

Cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể gửi đề xuất bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án chứa đựng lập luận, phán quyết đáp ứng các tiêu chí cho Tòa án nhân dân tối cao để xem xét, phát triển thành án lệ.

Các Tòa án có trách nhiệm tổ chức rà soát, phát hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án mình chứa đựng lập luận, phán quyết đáp ứng các tiêu chí hướng dẫn tại Điều 2 của Nghị quyết này và gửi cho Tòa án nhân dân tối cao để xem xét, phát triển thành án lệ.

2. Lấy ý kiến đối với bản án, quyết định được đề xuất, lựa chọn phát triển thành án lệ (Điều 4 Nghị quyết 04/2019/NĐ-CP):

Bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn, phát triển thành án lệ, nội dung đề xuất là án lệ, dự thảo án lệ phải được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân tối cao để các Tòa án, chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn, cá nhân, cơ quan, tổ chức quan tâm tham gia ý kiến, trừ trường hợp bản án được Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban thẩm phán tòa án nhân dân cấp cao đề xuất; Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn khi xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm.

Trên cơ sở kết quả lấy ý kiến rộng rãi đối với các bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn, phát triển thành án lệ, nội dung đề xuất là án lệ, dự thảo án lệ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định việc lấy ý kiến của Hội đồng tư vấn án lệ.

3. Thành lập Hội đồng tư vấn án lệ (Điều 5 Nghị quyết 04/2019/NĐ-CP):

Hội đồng tư vấn án lệ do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thành lập gồm có ít nhất 09 thành viên.

4. Thông qua án lệ (Điều 6 Nghị quyết 04/2019/NĐ-CP):

Tại phiên họp toàn thể Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao để thảo luận, biểu quyết, án lệ sẽ được xem xét thông qua khi thuộc một trong các trường hợp sau (căn cứ khoản 2 Điều 6 Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP):

a) Được phát triển từ bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án và đã được lấy ý kiến theo hướng dẫn tại Điều 4 và Điều 5 của Nghị quyết này;

b) Được Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đề xuất;

c) Được Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao đề xuất;

d) Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn khi xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm.

5. Công bố án lệ (Điều 7 Nghị quyết 04/2019/NĐ-CP):

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành quyết định công bố án lệ đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua.

Đặt Lịch Hẹn

Quý khách vui lòng chọn lịch hẹn