Toà nhà 34T, Hoàng Đạo Thuý, KĐT Trung Hoà Nhân Chính, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Hotline : 0989 244 558

Tin tức Các đối tượng liên đến Sở hữu trí tuệ trong Thương mại điện tử

1. Đối tượng quyền tác giả

- Phần mềm - chương trình máy tính

Phần mềm máy tính là toàn bộ các chương trình được tiến hành và các quy tắc, có thể cả tư liệu liên quan đến việc vận hành của tổng thể dữ liệu (Luật 10.5.1994 của Pháp). Theo pháp luật Việt Nam, phần mềm máy tính được hiểu là chương trình, tài liệu mô tả chương trình, tài liệu hỗ trợ, nội dung thông tin số hóa.

Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc, hoặc đạt được một kết quả cụ thể (Luật SHTT 2005, sửa đổi, bổ sung 2019)

- Giao diện của website

Giao diện website là hình thức thể hiện của website, là phần kết nối giữa người sử dụng website và phần mềm điều hành website qua đó người sử dụng có thể tác động đến chương trình, giúp cho việc trao đổi thông tin được thực hiện. Dưới góc độ của pháp luật SHTT, giao diện của website chính là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.

2. Đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp

- Sáng chế: Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên đáp ứng điều kiện: có tính mới; có trình độ sáng tạo; và có khả năng áp dụng công nghiệp.

- Tên thương mại: Là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

- Nhãn hiệu: Là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức khác nhau

- Kiểu dáng công nghiệp: Là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp của các yếu tố này.

- Bí mật kinh doanh: Là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.

3. Tên miền

Theo Trung tâm Internet Việt Nam, tên miền là tên được sử dụng để định danh địa chỉ Internet của máy chủ gồm các dãy ký tự cách nhau bằng dấu “.”, bao gồm: Tên miền dùng các kí tự dựa trên cơ sở bảng mã ASCII; Tên miền dùng bảng chữ cái dựa trên cơ sở ngôn ngữ truyền thống của từng quốc gia, sau đây gọi là tên miền đa ngữ (IDN).

Dưới góc độ kỹ thuật, địa chỉ IP là định danh giúp nhận dạng một thiết bị mạng chứ không phải tên miền. IP là một dãy số dài khó nhớ, vì vậy, máy nhủ DNS có nhiệm vụ ánh xạ địa chỉ IP thành tên miền và ngược lại. Dưới góc độ pháp lý, doanh nghiệp kinh doanh TMĐT không nhất thiết phải có tên miền khi đã đảm bảo điều kiện khác về việc đăng kí website.

Việc sử dụng “tên miền” thay cho địa chỉ IP là cách để doanh nghiệp kinh doanh TMĐT tiếp cận người sử dụng cuối dễ dàng hơn và truyền tải những thông điệp mang tính thương mại riêng của doanh nghiệp. Để thống nhất sự hiện diện trong thế giới thực vào ảo, tên miền được chọn thường trùng với nhãn hiệu của công ty. Ngoại trừ chức năng là định vị địa chỉ công ty trên Internet, tên miền hoạt động như một dấu hiệu để xác định hàng hóa hoặc dịch vụ đang được cung cấp trên không gian mạng.

Gửi bình luận

Đặt Lịch Hẹn

Quý khách vui lòng chọn lịch hẹn