Toà nhà 34T, Hoàng Đạo Thuý, KĐT Trung Hoà Nhân Chính, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Hotline : 0989 244 558

Tin tức Điều kiện và thủ tục thành lập doanh nghiệp FDI

I. Khái niệm doanh nghiệp FDI

Doanh nghiệp FDI là các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài và sử dụng hoàn toàn nguồn vốn này trong hầu hết các hoạt động kinh doanh của mình.

Hiện nay có hai dạng doanh nghiệp FDI chủ yếu là:

Doanh nghiệp vốn nước ngoài 100%.

Doanh nghiệp liên doanh giữa các đối tác trong nước và các nước ngoài.

II. Căn cứ pháp lý

- Luật đầu tư 2020

- Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư - Luật Doanh nghiệp 2020

- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký Doanh nghiệp

- Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT Hướng dẫn về đăng kí Doanh nghiệp

- Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại việt nam, đầu tư từ việt nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư.

III. Điều kiện để thành lập Doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

1. Về chủ thể thành lập

Khoản 19 Điều 3 và Luật Đầu tư 2020, phải có ít nhất 1 trong những đối tượng là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam đứng ra thành lập hoặc góp vốn

2. Ngành, nghề kinh doanh và điều kiện tiếp cận thị trường

Điều 6 Luật Đầu tư 2020 quy định về các hoạt động kinh doanh bị cấm bao gồm: kinh doanh mại dâm, chất ma túy, mua bán người, bộ phận cơ thể, pháo nổ, dịch vụ đòi nợ,…

Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định các ngành nghề kinh doanh có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, khi nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài nếu có đăng ký các ngành nghề kinh doanh có điều kiện phải đáp ứng các quy định về điều kiện theo quy định của các Hiệp định thương mại, Cam kết WTO,… và theo quy định của pháp luật Việt Nam. 

IV. Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

1. Thành lập Doanh nghiệp trực tiếp trong những trường hợp sau

Trường hợp 1: Có kế hoạch thực hiện dự án có quy mô lớn hoặc liên quan đến nhà nước.

Trường hợp 2: Có kế hoạch đầu tư vốn bằng cách sử dụng tư cách pháp nhân tại Việt Nam.

Khi đó, quy trình thành lập doanh nghiệp FDI được tiến hành theo các bước:

Bước 1: Đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư
a. Thành phần hồ sơ
Căn cứ Điều 3 Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT, thành phần hồ sơ gồm:

- Văn bản đề nghị thực hiện dự án

- Văn bản xác minh số dư tài khoản

- Đề xuất thực hiện dự án đầu tư

- Hợp đồng thuê văn phòng hoặc nhà để làm dự án

- Bản sao công chứng cmnd hoặc cccd hoặc hộ chiếu của người việt nam góp vốn (nếu có)

- Bản sao công chứng hộ chiếu của nhà đầu tư nước ngoài

- Báo cáo tài chính trong 2 năm gần nhất được kiểm toán của tổ chức nước ngoài

- Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Văn bản đăng ký góp vốn/mua cổ phần/mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài

b. Cơ quan thực hiện

Phòng đăng ký đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư

c. Thời hạn

Khoảng 35- 40 ngày kể từ từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

Bước 2: Đăng ký cấp giấy thành lập doanh nghiệp

a. Thành phần hồ sơ

Căn cứ Điều 23 Nghị định 01/2021/NĐ-CP , thành phần hồ sơ gồm:

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

- Điều lệ của công ty có vốn nước ngoài

- Danh sách thành viên hoặc cổ đông trong công ty

- Bản sao công chứng hộ chiếu của các thành viên, cổ đông góp vốn và người đại diện pháp luật

b. Cơ quan thực hiện

Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở chính

c. Thời hạn

Theo điều 32 Nghị định 01/2021/NĐ-CP

Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu hồ sơ hợp lệ trong 3 ngày làm việc.

Lưu ý: Tùy vào trường hợp nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân hay tổ chức mà chi tiết của hồ sơ sẽ thay đổi. Bên cạnh đó, các văn bản sao y công chứng tại nước ngoài cần phải hợp pháp hóa lãnh sự và được dịch thuật sang tiếng Việt.

Theo điều 21,22 Luật Doanh nghiệp 2020 những lưu ý về hồ sơ bao gồm

- Đối với nhà đầu tư cá nhân cần phải có:

+ Bản sao chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân;

+ Xác nhận số dư tài khoản tương ứng với vốn dự định thành lập công ty FDI;

- Đối với nhà đầu tư là tổ chức kinh tế nước ngoài cần cung cấp:

+ Bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

+ Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

+ Hồ sơ chứng minh trụ sở công ty: Hợp đồng thuê nhà, Bản sao coogn chứng giấy tờ nhà đất của bên cho thuê: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy phép xây dựng; nếu bên cho thuê là công ty: cần cung cấp thêm bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có chức năng kinhd oanh bất động sản;

+ Đối với dự án có thuê đất của nhà nước cần nộp thêm: Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

+ Đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ cần nộp thêm: Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án đầu tư đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;

Bước 3: Công bố nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp
Thông tin về đăng ký doanh nghiệp phải được công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu như doanh nghiệp không Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp thì theo Khoản 1 Điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP thì đối với hành vi không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Gửi bình luận

Đặt Lịch Hẹn

Quý khách vui lòng chọn lịch hẹn