Toà nhà 34T, Hoàng Đạo Thuý, KĐT Trung Hoà Nhân Chính, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Hotline : 0989 244 558

Tin tức Khi nào việc mua lại tài sản được xem là giành quyền kiểm soát một công ty khác?

Theo Luật Cạnh Tranh 2018, việc mua lại bằng cách mua tài sản đủ để cho phép công ty mua lại giành quyền kiểm soát công ty bị mua lại hoặc một ngành, nghề của công ty đó được coi là một hình thức tập trung kinh tế và có thể phải nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế (nếu đáp ứng các ngưỡng nhất định).

Điều 2.1(b) của Nghị Định 35/2020 làm rõ thêm, ngoài những điều khác, rằng “kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp khác” bao gồm trường hợp “doanh nghiệp mua lại giành được quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng trên 50% tài sản của doanh nghiệp bị mua lại trong toàn bộ hoặc một ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp bị mua lại đó”. Không rõ liệu quy định này nên được hiểu là:

· Cách hiểu 1: công ty mua lại giành được quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hơn 50% tổng tài sản của công ty bị mua lại được sử dụng cho tất cả các ngành, nghề kinh doanh hoặc một ngành, nghề kinh doanh của công ty đó; hoặc

· Cách hiểu 2: công ty mua lại giành được quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hơn 50% tài sản của tất cả các ngành, nghề kinh doanh hoặc một ngành, nghề kinh doanh của công ty bị mua lại.

Cách hiểu 1 xét đến tất cả tài sản của công ty bị mua lại mà không kể đến ngành, nghề kinh doanh được mua lại bởi công ty mua lại. Cách hiểu 2 chỉ xét đến tài sản của ngành, nghề kinh doanh sẽ được mua lại bởi công ty mua lại.

Dường như Cách hiểu 2 có khả năng được sử dụng. Điều này là do:

nếu Cách hiểu 1 là ý định của những người soạn thảo, thì (a) chỉ quy định trong Nghị Định 35/2020 một ngưỡng là 50% tài sản của công ty bị mua lại là đã đủ, và (b) sẽ không có hướng dẫn nào khác cho trường hợp “kiểm soát một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại” theo quy định của Luật Cạnh Tranh 2018;

trong quyết định về vụ Grab – Uber Việt Nam của Hội Đồng Cạnh Tranh (HĐCT) (đoạn 2 trang 19) liên quan đến việc Grab mua lại hợp đồng với tài xế và khách hàng từ Uber, HĐCT đã xem xét khả năng kiểm soát của Grab đối với hoạt động kinh doanh gọi xe của Uber để xác định liệu việc mua lại của Grab là một hành vi tập trung kinh tế. Điều này cho thấy HĐCT cũng tuân theo Cách hiểu 2; và

Cách hiểu 2 nhất quán với khái niệm kiểm soát theo Quy Định Sáp Nhập EC, trong đó quy định rằng “kiểm soát” có thể được cấu thành bởi “quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tất cả hoặc một phần tài sản của một doanh nghiệp”, trong số những yếu tố khác. Tuy nhiên, để xác định xem có xảy ra việc giành quyền kiểm soát hay không, Quy Định Sáp Nhập EC yêu cầu các tài sản được xem xét phải cấu thành một hoạt động kinh doanh mà doanh thu thị trường có thể được xác định là kết quả của hoạt động đó một cách rõ ràng (xem đoạn 11, Mục III trong Thông Báo Của Ủy Ban này).

Tuy nhiên, nếu Cách hiểu 2 được sử dụng thì những người soạn thảo Nghị Định 35/2022 có vẻ không nhất quán và thừa thãi vì ngưỡng thông báo tập trung kinh tế theo Nghị Định 35/2020 sử dụng Cách hiểu 1 bằng cách đề cập đến tổng tài sản của doanh nghiệp bị mua lại (tức là tài sản trong tất cả các ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp bị mua lại).

Nguồn: https://vietnam-business-law.info/blog-lut-kinh-doanh/2023/3/30/khi-no-vic-mua-li-ti-sn-c-xem-l-ginh-quyn-kim-sot-mt-cng-ty-khc

Gửi bình luận

Đặt Lịch Hẹn

Quý khách vui lòng chọn lịch hẹn