Toà nhà 34T, Hoàng Đạo Thuý, KĐT Trung Hoà Nhân Chính, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Hotline : 0989 244 558

Tin tức Luật Bảo vệ môi trường mới tại Việt Nam (phần 2)

4. Giấy phép môi trường mới

Đây là một khái niệm mới theo Luật Bảo vệ môi trường 2020. Giấy phép môi trường được sử dụng cho việc xả thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu thô sản xuất. Điều đó có nghĩa là, giấy phép môi trường mới bao gồm một số giấy phép liên quan đến chất thải và nhập khẩu phế liệu theo Luật Bảo vệ môi trường 2014 cũ và các luật khác có liên quan như giấy phép xả nước thải vào nguồn nước theo Luật Tài nguyên nước, giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi theo quy định của Luật Thủy lợi, giấy phép xử lý chất thải nguy hại, đăng ký chủ sở hữu chất thải nguy hại,... Nhà đầu tư được tiếp tục sử dụng giấy phép đã cấp theo quy định của pháp luật cũ cho đến khi hết thời hạn của giấy phép liên quan hoặc đến hết 5 năm kể từ ngày có hiệu lực của Luật Bảo vệ môi trường 2020 nếu giấy phép không có thời hạn.

Giấy phép môi trường áp dụng đối với (1) dự án đầu tư thuộc Nhóm I, Nhóm II và Nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải ra môi trường mà phải xử lý, phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi dự án đi vào hoạt động chính thức và (2) dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, khu dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực thi hành có cùng tiêu chí về môi trường như đã thảo luận tại mục (1) nêu trên.

Giấy phép môi trường sẽ nêu rõ phạm vi cho phép về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Giấy phép môi trường sẽ có thời hạn từ 7 đến 10 năm tùy theo loại dự án.

5. Đăng ký môi trường mới

Đây cũng là một khái niệm mới theo Luật Bảo vệ Mmi trường 2020. Dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải nhưng không thuộc diện phải cấp phép môi trường phải thực hiện đăng ký môi trường (trừ trường hợp được miễn khác).

Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định cụ thể và thu hẹp các đối tượng bắt buộc phải thực hiện đăng ký môi trường đối với những cơ sở có phát sinh chất thải. Đây là cách tiếp cận khác so với đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường 2014. Kế hoạch bảo vệ môi trường áp dụng đối với các dự án nói chung không thuộc đối tượng ĐTM, được xác định dựa trên quy mô, công suất nhưng không căn cứ vào mức độ phát sinh chất thải của dự án đó.

Đối với các dự án đầu tư mới sau ngày Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực, tùy theo loại hình dự án, việc đăng ký môi trường phải được thực hiện trước khi cấp giấy phép xây dựng, xả thải ra môi trường hoặc đi vào hoạt động chính thức.

Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trước ngày Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực thi hành thì phải thực hiện đăng ký môi trường trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực.

6. Kiểm toán môi trường

Khái niệm này đã được đề cập trong Luật Bảo vệ môi trường 2014, tuy nhiên, phải đến Luật Bảo vệ môi trường 2020, kiểm toán môi trường mới được quy định chi tiết trong luật. Kiểm toán môi trường là việc xem xét, đánh giá một cách có hệ thống và toàn diện hiệu quả của công tác quản lý môi trường và kiểm soát ô nhiễm của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Các tổ chức được khuyến khích tự thực hiện kiểm toán môi trường.


Gửi bình luận

Đặt Lịch Hẹn

Quý khách vui lòng chọn lịch hẹn