Toà nhà 34T, Hoàng Đạo Thuý, KĐT Trung Hoà Nhân Chính, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Hotline : 0989 244 558

Tin tức Một số vấn đề liên quan khi một bên vợ, chồng bị tuyên bố chết trở về

Trường hợp nào một người bị tuyên bố là đã chết

Việc Tòa án xác định ngày chết của một người khi có yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết. Theo Điều 71 Bộ luật dân sự năm 2015 là xác định “ngày chết về pháp lý”.

Khoản 1 Điều 71 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định. Các trường hợp người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết. Có nghĩa là nếu yêu cầu đáp ứng đủ các điều kiện của một trong các trường hợp nêu tại khoản 1 Điều 71 thì Tòa án phải thụ lý đơn yêu cầu. Cụ thể:

- Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

- Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

- Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

- Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.

Căn cứ quy định trên, tùy vào từng trường hợp cụ thể. Một người sẽ bị tuyên bố đã chết sau thời hạn mất tích tương ứng nêu trên.

Hủy bỏ quyết định khi vợ/chồng bị tuyên bố đã chết trở về

Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống. Theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan. Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết.

Về quan hệ nhân thân

Khi quyết định của Toà án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật thì quan hệ về hôn nhân, gia đình và các quan hệ nhân thân khác của người đó được giải quyết như đối với người đã chết.

Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết.

Quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết được khôi phục khi Toà án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết, trừ các trường hợp sau đây:

– Trong trường hợp trước đó vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết xin ly hôn và đã được Tòa án giải quyết cho ly hôn thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật;

– Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật.

Khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ tuyên bố một người là đã chết mà vợ hoặc chồng của người đó chưa kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân được khôi phục kể từ thời điểm kết hôn.

Trong trường hợp có quyết định cho ly hôn của Tòa án theo quy định tại khoản 2 Điều 56 của Luật Hôn nhân và Gia đình thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp vợ, chồng của người đó đã kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân được xác lập sau có hiệu lực pháp luật.

Về quan hệ tài sản

Khi người bị tuyên bố là đã chết mà trở về, thì các quan hệ về tài sản của họ cũng cần được khôi phục. Tức quyền sở hữu của họ đối với tài sản của họ được khôi phục, khi đó, họ có quyền yêu cầu người đã nhận di sản thừa kế của mình trả lại tài sản, hoặc trả lại giá trị tài sản hiện còn của di sản trên thực tế. Và người được yêu cầu phải nghiêm túc thực hiện trả lại tài sản. Và pháp luật cũng có quy định nghiêm khắc về trường hợp người được yêu cầu không trả lại tài sản mà còn có giấu giếm tài sản đó nhằm mục đích hưởng lợi, thì khi người bị Tòa án tuyên bố là đã chết mà trở về có quyền đòi lại toàn bộ tài sản, bao gồm cả hoa lợi và lợi tức của tài sản đó.

Quan hệ tài sản của vợ chồng thực hiện theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình. Cụ thể, thì vấn đề này được quy định tại Khoản 2 Điều 67 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, chia thành hai trường hợp sau:

Thứ nhất, nếu quan hệ hôn nhân của họ được khôi phục, thì thời điểm khôi phục quan hệ tài sản của họ được tính từ thời điểm quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố chồng, vợ là đã chết có hiệu lực. Khi một bên vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố chết trở về và quan hệ hôn nhân của họ được khôi phục thì pháp luật thừa nhận quan hệ hôn nhân của họ không bị gián đoạn.

Tuy nhiên, khi chia tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp một bên bị tuyên bố là đã chết trên phương diện pháp lý được xác định là chia tài sản chung khi hôn nhân đã chấm dứt, tài sản được chia theo quy định của pháp luật thừa kế. Nhưng khi người đó trở về, nếu quan hệ hôn nhân của họ được khôi phục thì thời kỳ hôn nhân của họ được tiếp tục kể từ thời điểm đăng ký kết hôn.

Từ đó có thể coi việc chia tài sản trước đó là trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân và áp dụng theo quy định tại Khoản 1 Điều 40 Luật Hôn nhân và gia đình thì xác định phần tài sản mà vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố chết làm ra, kể cả phần hoa lợi, lợi tức phát sinh trước khi người này trở về là tài sản riêng của người vợ hoặc người chồng đó.

Thứ hai, là quan hệ hôn nhân của họ không được khôi phục thì tài sản có được trước khi quyết định của Tòa án về việc tuyên bố vợ, chồng đã chết có hiệu lực mà chưa được chia được giải quyết như chia tài sản ly hôn.

Gửi bình luận

Đặt Lịch Hẹn

Quý khách vui lòng chọn lịch hẹn