Toà nhà 34T, Hoàng Đạo Thuý, KĐT Trung Hoà Nhân Chính, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Hotline : 0989 244 558

Tin tức Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng

Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng

Để nâng cao trách nhiệm của các chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng, trong quá trình giải quyết vụ việc, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đã quy định trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành Tố tụng dân sự với nội dung quy định tại cơ sở pháp lý Điều 13 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Căn cứ Điều 13 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng quy định:

“1. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải tôn trọng Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân.

2. Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Viện kiểm sát có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

3. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải giữ bí mật nhà nước, bí mật công tác theo quy định của pháp luật; giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ.

4. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Trường hợp người tiến hành tố tụng có hành vi trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

5. Người tiến hành tố tụng trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật đó phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.”

Khi được trao quyền hành trong một lĩnh vực nào đó, một số người dễ sinh ra lạm quyền và coi thường người khác, tự tạo đặc ân cho mình, tự xem mình có quyền được hành xử trên pháp luật. Khoản 1 Điều 13 BLTTDS 2015 quy định trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong quá trình xem xét và giải quyết vụ án, vụ việc dân sự “phải tôn trọng Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân”.

Khoản 2 của Điều này đã được bổ sung hoàn toàn mới so với BLTTDS 2004, sửa đổi 2011. Việc bổ sung này xuất phát từ nguyên tắc hiến định quy định tại khoản 3 Điều 102 Hiến pháp 2013: “Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Việc bổ sung này có một ý nghĩa chính trị, pháp lý to lớn. Nguyên tắc này không chỉ dừng lại ở những quy định gắn liền với trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng mà trách nhiệm đó xuất phát từ nhiệm vụ của Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân thì cũng nhấn mạnh đến việc bảo vệ công lý, bảo vệ pháp luật quyền con người, quyền công dân, chế độ XHCN, lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, đặc biệt là bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân.

Tại khoản 3 quy định về trách nhiệm của” Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải giữ bí mật nhà nước, bí mật công tác theo quy định của pháp luật; giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ.

Khoản 4 và khoản 5 của Điều này quy định về việc cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình. Trong trường hợp người tiến hành tố tụng có hành vi trí pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và bị xử lý kỷ luật. Người tiến hành tố tụng trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật đó phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Gửi bình luận

Đặt Lịch Hẹn

Quý khách vui lòng chọn lịch hẹn