Toà nhà 34T, Hoàng Đạo Thuý, KĐT Trung Hoà Nhân Chính, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Hotline : 0989 244 558

Tin tức TRÌNH TỰ, THỦ TỤC TIẾN HÀNH CUỘC HỌP ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG (Phần 2)

3. Mời họp Đại hội đồng cổ đông

Người triệu tập họp Đạo hội đồng cổ đông phải gửi thông báo mời họp đến tất cả các cổ đông trong danh sách cổ đông có quyền dự họp chậm chất là 21 ngày trước ngày khai mạc nếu Điều lệ công ty không quy định một thời hạn dài hơn.

Thông báo mời họp phải có các thông tin sau:

+ Đối với cổ đông là cá nhân: tên, địa chỉ liên lạc của cổ đông; thời gian, địa điểm họp và những yêu cầu khác đối với người dự họp.

+ Đối với cổ đông là tổ chức: tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp; thời gian, địa điểm họp và những yêu cầu khác đối với người dự họp.

Thông báo mời họp phải gửi kèm các tài liệu sau:

+ Chương trình họp, các tài liệu sử dụng trong cuộc họp và dự thảo nghị quyết đối với từng vấn đề trong chương trình họp;

+ Phiếu biểu quyết.

4. Họp Đại hội đồng cổ đông

4.1 Điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông

Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông chỉ được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện trên 50% tổng số phiếu biểu quyết hoặc một tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

Tổ chức họp lần thứ hai:

Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành thì thông báo mời họp lần thứ hai phải được gửi trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất hoặc một thời hạn khác theo quy định tại Điều lệ công ty.

Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ hai được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện từ 33% tổng số phiếu biểu quyết trở lên hoặc một tỷ lệ cụ thể khác do điều lệ công ty quy định.

Tổ chức họp lần thứ ba:

Trường hợp cuộc họp lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành thì thông báo mời họp lần thứ ba phải được gửi trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ hai. Hoặc một thời hạn khác theo quy định tại Điều lệ công ty.

Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ ba được tiến hành không phụ thuộc vào tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp.

4.2 Thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông

Phần 1: Đăng ký cổ đông: Trước khi khai mạc cuộc họp, phải tiến hành đăng ký cổ đông dự họp Đại hội đồng cổ đông.

Phần 2: Bầu chủ tọa, thư ký và ban kiểm phiếu

(i) Chủ tọa:

- Trường hợp cuộc họp do Hội đồng quản trị triệu tập: Chủ tịch Hội đồng quản trị làm chủ tọa hoặc ủy quyền cho thành viên Hội đồng quản trị khác làm chủ tọa.

+ Trường hợp Chỉ tịch vắng mặt hoặc tạm thời mất khả năng làm việc thì các thành viên còn lại của Hội đồng quản trị bầu một người trong số họ làm chủ tọa theo nguyên tắc đa số.

+ Trường hợp không bầu được chủ tọa từ Hội đồng quản trị, Trưởng Ban kiểm soát điều hành để Đại hội đồng cổ đông bầu chủ tọa cuộc họp trong những người tham gia họp, người có số phiếu bầu cao nhất sẽ làm chủ tọa cuộc họp.

- Trường hợp cuộc họp không phải do Ban kiểm soát hoặc nhóm cổ đông 5% triệu tập: người ký tên triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông điều hành để Đại hội đồng cổ đông bầu chủ tọa cuộc họp. Người có số phiếu bầu cao nhất sẽ làm chủ tọa cuộc họp.

Quyền của chủ tọa tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông:

+ Chủ tọa có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết và hợp lý để điều hành cuộc họp một cách có trật tự, đúng theo chương trình đã được thông qua và phản ánh được mong muốn của đa số người dự họp;

+ Yêu cầu tất cả người dự họp chịu sự kiểm tra hoặc các biện pháp an ninh hợp pháp và hợp lý khác;

+ Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền duy trì trật tự cuộc họp; trục xuất những người không tuân thủ quyền điều hành của chủ tọa, cố ý gây rối trật tự, ngăn cản tiến trình bình thường của cuộc họp hoặc không tuân thủ các yêu cầu về kiểm tra an ninh ra khỏi cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.

+ Có quyền hoãn cuộc họp Đại hội đồng cổ đông đã có đủ số người đăng ký dự họp tối đa không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày cuộc họp dự định khai mạc và chỉ được hoãn hoặc thay đổi địa điểm họp trong những trường hợp sau:

· Địa điểm họp không có đủ chỗ ngồi thuận tiện cho tất cả người dự họp;

· Phương tiện thông tin tại địa điểm họp không bảo đảm cho cổ đông dự họp tham gia, thảo luận và biểu quyết;

· Có người dự họp cản trở, gây rối trật tự, có nguy cơ làm cho cuộc họp không được tiến hành một cách công bằng và hợp pháp.

Trường hợp chủ tọa tạm hoãn hoặc dừng họp Đại hội đồng cổ đông trái với quy định pháp luật, Đại hội đồng cổ đông bầu một người khác trong số những người dự họp để thay thế chủ tọa điều hành cuộc họp cho đến khi kết thúc phiên họp. Tất cả nghị quyết được thông qua tại cuộc họp đều có hiệu lực thi hành.

(ii) Thư ký cuộc họp: Chủ tọa cử một hoặc một số người làm thư lý cuộc họp

Ban kiểm phiếu: Đại hội đồng cổ đông bầu một hoặc một số người vào ban kiểm phiếu theo đề nghị của chủ tọa cuộc họp.

Gửi bình luận

Đặt Lịch Hẹn

Quý khách vui lòng chọn lịch hẹn