Toà nhà 34T, Hoàng Đạo Thuý, KĐT Trung Hoà Nhân Chính, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Hotline : 0989 244 558

Tin tức Yêu cầu chào mua công khai có áp dụng cho việc mua lại gián tiếp một công ty đại chúng Việt Nam thông qua việc mua lại công ty mẹ không đại chúng của công ty đó không?

Không có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi này vì không rõ thế nào là “gián tiếp sở hữu” theo Luật Chứng Khoán 2019. Cụ thể, trong số các trường hợp khác, theo Điều 35.1(a) của Luật Chứng Khoán 2019, quy định chào mua công khai được áp dụng khi (gạch chân được thêm vào):

Nhà đầu tư và người có liên quan của nhà đầu tư (trừ trường hợp nhà đầu tư và người có liên quan của họ là các quỹ đầu tư, công ty quản lý quỹ) dự kiến mua cổ phiếu có quyền biểu quyết dẫn đến việc sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp từ 25% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành của một công ty đại chúng.

Không rõ:

· Dẫn chiếu đầu tiên đến “cổ phiếu có quyền biểu quyết” đề cập đến cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty đại chúng có liên quan (công ty mục tiêu) hoặc có thể đề cập đến cổ phiếu có quyền biểu quyết của bất kỳ công ty nào; và

· Việc sở hữu cổ phần của một công ty mà sở hữu cổ phần của công ty mục tiêu có thể được coi là gián tiếp sở hữu cổ phần của công ty mục tiêu hay không.

Do đó, yêu cầu chào mua công khai nêu trên có thể áp dụng ngay cả đối với nhà đầu tư mua cổ phần của công ty mẹ không đại chúng của công ty mục tiêu (công ty mẹ đó được gọi là Công Ty Mẹ Không Đại Chúng), nếu việc mua đó dẫn đến việc nhà đầu tư đó có quyền sở hữu gián tiếp cổ phần trong công ty mục tiêu đạt ngưỡng 25%. Ví dụ, khi Công Ty Mẹ Không Đại Chúng nắm giữ 25% tổng số cổ phần của công ty mục tiêu, thì nếu một nhà đầu tư có ý định mua một tỉ lệ cổ phần kiểm soát hoặc 100% của ó được gọi là Công Ty Mẹ Không Đại Chúng, thì nhà đầu tư đó có thể bị yêu cầu thực hiện chào mua công khai vì sau khi mua nhà đầu tư đó sẽ gián tiếp sở hữu 25% của công ty mục tiêu thông qua Công Ty Mẹ Không Đại Chúng.

Mặt khác, các quy định khác về chào mua công khai cho thấy yêu cầu chào mua công khai chỉ áp dụng đối với nhà đầu tư mua cổ phiếu của công ty mục tiêu là công ty đại chúng dẫn đến việc sở hữu cổ phiếu của công ty mục tiêu đạt ngưỡng quy định:

· Điều 3.25 Nghị Định 155/2020 định nghĩa “chào mua công khai” là việc tổ chức, cá nhân công khai thực hiện việc mua một phần hoặc toàn bộ số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng, chứng chỉ quỹ đóng của một quỹ đóng theo các quy định của pháp luật nhằm đảm bảo công bằng cho các cổ đông, nhà đầu tư của công ty mục tiêu, quỹ đầu tư mục tiêu. “Công ty mục tiêu” cũng được định nghĩa là “công ty đại chúng có cổ phiếu là đối tượng của hành vi chào mua công khai” theo Điều 3.26 Nghị định 155/2020; và

· Một trường hợp khác áp dụng chào mua công khai là nhà đầu tư và người có liên quan của nhà đầu tư nắm giữ từ 25% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết tại 01 công ty đại chúng dự kiến mua tiếp dẫn đến tỷ lệ sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp đạt hoặc vượt mức 35%, 45%, 55%, 65%, 75% số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành của 01 công ty đại chúng (Điều 35.1(b) Luật Chứng Khoán 2019). Điều này cho thấy nhà đầu tư phải dự kiến mua cổ phiếu của công ty mục tiêu là một công ty đại chúng.

Tuy nhiên, nếu quy định về chào mua công khai theo Luật Chứng Khoán 2019 được hiểu là chỉ liên quan đến trường hợp nhà đầu tư và người có liên quan của họ dự kiến mua cổ phiếu của công ty mục tiêu, thì cụm từ “gián tiếp sở hữu” sẽ không cần thiết tại Điều 35.1(a) và 35.1(b) của Luật Chứng Khoán 2019, bởi vì trong những trường hợp như vậy, cả nhà đầu tư và những người có liên quan của họ sẽ luôn có quyền sở hữu trực tiếp đối với cổ phiếu của công ty mục tiêu do việc mua cổ phiếu đó.

Nguồn: https://vietnam-business-law.info/blog-lut-kinh-doanh/2023/6/30/yu-cu-cho-mua-cng-khai-c-p-dng-cho-vic-mua-li-gin-tip-mt-cng-ty-i-chng-vit-nam-thng-qua-vic-mua-li-cng-ty-m-khng-i-chng-ca-cng-ty-khng

Gửi bình luận

Đặt Lịch Hẹn

Quý khách vui lòng chọn lịch hẹn